Dịch Vụ Chống Thấm Trần Nhà

Trần nhà bị thấm thường rất dễ nhận biết với các dấu hiệu như có tình trạng “rịn mồ hôi” dưới trần, xuất hiện các vết ố vàng, mốc nổi lên, các lớp sơn có thể bị rộp hoặc bong tróc, nếu không xử lý trần nhà bị thấm kịp thời thì hiện tượng này thường lan rộng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, thậm chí độ bên của công trình.

Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách chống thấm trần nhà phù hợp, để khắc phục vấn đề tối ưu nhất bạn cần xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các phương án xử lý tốt nhất. Nếu bạn đang suy nghĩ không biết trần nhà mình bị thấm như vậy là do nguyên nhân gì, cần áp dụng cách chống nào thì hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí thực hiện thì hãy liên hệ hay với dịch vụ chống thấm trần nhà của 1FIX. Đội thợ của chúng tôi sẽ đến khảo sát thực trạng, đề xuất các phương pháp xử lý trần nhà bị dột, cho bạn biết cách chống thấm trần nào tối ưu nhất, báo giá chi tiết cho từng cách xử lý trần nhà bị nứt, bạn có thể tùy chọn phương án thực thi với mức giá chống thấm trần phù hợp với túi tiền của bạn hiện tại.

chống thấm trần nhà

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Nội dung (bấm thu gọn ->)

Trần nhà ở đây được định nghĩa là trần nhà giữa các tầng hoặc trần nhà cao nhất, nếu ở đô thị thì thường là sân thượng. Tuy nhiên cũng phải biết rằng Việt Nam hiện tại, số lượng trần nhà, mái nhà sử dụng tole hoặc các vật liệu khác cũng khá phổ biến. Loại trừ nguyên nhân dễ thấy là mái tole bị mục, hư hại gây thấm nước vào mùa mưa thì đối với trần bê tông, các nguyên nhân gây thấm trần nhà có thể liệt kê như bên dưới.

  • Trần nhà bị thấm nước do thiếu sót trong thi công, thường thì do thiếu phương án chống thấm khi thi công, hoặc do việc thi công kém, ví dụ như xây tô sân thượng không bằng phẳng gây đọng nước, về lâu dài sẽ gây tình trạng thấm nước xuống sàn hay thi công thoát nước không đảm bảo được nhu cầu thoát nước, độ nghiêng không phù hợp gây đọng nước…
  • Do bê tông, vật liệu xây dựng xuống cấp qua thời gian: với nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao, hiện tượng co ngót bê tông gây ra những tổn hại theo thời gian gây ra những vết nứt cổ trần, các vết rạn, vết nứt chân chim…nước mưa sẽ thấm qua các vết nứt rạn này và gây thấm, ẩm mốc cho trần nhà.
  • Với các trần nhà giữa các tầng, lỗi thấm nước trần thường thấy nhất là do nhà vệ sinh của tầng trên bị thấm sàn, gây ra hiện tượng thấm xuống sàn, tầng dưới sẽ quan sát rõ và ghi nhận như một trường hợp thấm trần.
  • Một nguyên nhân gây thấm nước khác là do hỏng các đường cấp thoát nước âm tường, hay ống nước trong hộp Gen kỹ thuật xuyên tầng, gần trần nhà hoặc sàn, gây hiện tượng thấm nước loang lỗ và lan ra xung quanh.
  • Trường hợp thấm trần khác thường xảy ra do đặc điểm nhà phố xây liền kề của Việt Nam là thấm trần do ảnh hưởng từ nhà bên cạnh như nước từ nhà bên thoát trực tiếp và đọng lên trần nhà mình hay do mảng tường tiếp xúc trực tiếp của trần nhà mình bị thấm.

Trong phần dưới đây, 1FIX sẽ chia sẻ cùng bạn những phương pháp chống thấm trần nhà cho từng trường hợp trần nhà bê tông bị nứt, trần tôn bị dột,… để dù bạn sử dụng dịch vụ chống thấm của bất kỳ một đơn vị nào thì cũng đã trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất.

Call Now Button
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn